-
Lượt xem: 633
Ngày thứ ba trong hành trình về thăm các địa chỉ đỏ để tri ân các anh hùng liệt sĩ, trong cái nắng gay gắt của những ngày đầu Hè, đoàn đại biểu huyện Lương Sơn đến thăm Nghĩa trang Đường 9, cách trung tâm thị xã Đông Hà (Quảng Trị) gần 6 km.
Đây là nơi yên nghỉ của hơn 10.000 liệt sỹ, là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích và thanh niên xung phong hy sinh trên mặt trận Đường 9 và đất bạn Lào, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ. Các phần mộ được bố trí thành từng khu vực, từng địa phương để tiện cho việc quản lý và viếng thăm. Nhìn những hàng mộ trắng thẳng đều tăm tắp, nổi bật giữa nền trời xanh thẳm, giữa màu xanh của rừng thông bạt ngàn, ai nấy đều không giấu được sự xúc động.
Đồng chí Bùi Văn Dậu - TUV, Bí Thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và đồng chí Quách Thị Kiều - HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện thỉnh chuông tại Nghĩa trang Đường 9
Đoàn dâng hương tại đại tưởng niêm các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Đường 9
Sau khi thắp hương tại đài tưởng niệm, theo hướng dẫn của một người đàn ông trạc 50 tuổi (tôi chưa kịp hỏi tên) - có lẽ là quản trang, đoàn đến thắp hương tại khu mộ của các liệt sĩ quê thuộc tỉnh Hà Sơn Bình trước đây. Dưới nắng vàng, từng hàng mộ trắng đều tăm tắp, trong không gian tĩnh lặng. Thoảng trong gió ngàn mùi hương và mùi hoa đại thơm ngan ngát. Qua lời giới thiệu của người quản trang,ông cho biết, các liệt sĩ an nghỉ tại đây chủ yếu là bộ đội của các sư đoàn 308, 304, 320... quê quán ở 14 tỉnh, thành phố miền Bắc.
Đoàn thắp hương tại các phần mộ thuộc tỉnh Hà Sơn Bình cũ ( Trong đó có tỉnh Hòa Bình)
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Đường 9 là con đường chiến lược nối từ biên giới Việt - Lào về tới Đông Hà. Dọc trục Đường số 9, Mỹ - Ngụy đã cho xây dựng các căn cứ quân sự, các cứ điểm và lô cốt nhằm cắt đứt sự chi viện của miền Bắc cho chiến trường miền Nam. Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bởi những chiến công hào hùng và oanh liệt, và cũng là nỗi ám ảnh, kinh hoàng cho binh lính Mỹ và Ngụy trong những năm 1965 - 1972.
Chiến tranh qua đi hơn 40 năm, những liệt sĩ đã ngã xuống vẫn nằm lại trên mảnh đất Quảng Trị đầy khói lửa, trở thành một minh chứng sống động, để các thế hệ mai sau ghi nhớ công ơn những người anh hùng đã hiến trọn đời mình cho nền độc lập, tự do của dân tộc.
Tạm biệt đất thiêng Quảng Trị, đoàn tiếp tục hành trình về Quảng Bình. Dù đã gần về trưa, dưới cái nắng chang chang của nắng trưa Quảng Bình, đoàn chúng tôi có mặt tại Vũng Chùa, Đảo Yến để dâng hương hoa tưởng nhớ, tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng vĩ đại của dân tộc, người Đại tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Khu Mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Vũng Chùa - Đảo Yến
Đảo Yến nhìn từ trên xuống
Các đồng chí trong đoàn thắp hương tại phần mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Khu mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp nằm phía trên chân núi, lưng tựa vào dãy núi Thọ hùng vĩ. Phía trước giáp với biển, xa xa là đảo Yến. Với địa thế trên sơn dưới thủy, có những cánh rừng thông bạt ngàn, xanh thẳm, Vũng Chùa - Đảo Yến (thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) mang vẻ đẹp hoang sơ, tĩnh lặng tạo cho người đến viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cảm giác yên bình.
Sau khi nghỉ ăn trưa tại Thành phố Hà Tĩnh, đoàn tiếp tục lên đường về với địa danh lịch sử Ngã Ba Đồng Lộc - Địa điểm gắn liền với chiến công của tiểu đội 10 cô gái TNXP đã anh dũng hy sinh để giữ vững tuyến đường huyết mạch 15A huyền thoại, nối liền hậu phương lớn miền Bắc và tiền tuyến lớn miền Nam luôn thông suốt.
Đoàn dâng hương tại Nhà bia tưởng niệm Liệt sĩ TNXP toàn quốc trong khu di tích Ngã Ba Đồng Lộc
Đồng chí Bùi Văn Dậu - TUV, Bí Thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện và các thành viên trong đoàn dâng hương, hoa tại khu mộ 10 Cô gái Ngã Ba Đồng Lộc
Các thành viên trong đoàn không khỏi xúc động khi được nghe câu chuyện về sự quả cảm trong chiến đấu, hy sinh của các chị khi tuổi đời còn rất trẻ. Chiến công ấy đã làm rạng rỡ, vinh danh thế hệ TNXP, tuổi trẻ Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Ngã ba Đồng Lộc thuộc địa phận xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên đường Hồ Chí Minh qua dãy Trường Sơn, là giao điểm của quốc lộ 15A và tỉnh lộ 2 của Hà Tĩnh. Ngã ba Đồng Lộc có tổng diện tích 50ha nằm gọn trong một thung lũng hình tam giác, hai bên đồi núi trọc, giữa là con đường độc đạo, mặt đường giống như một lòng máng, bom địch thả xuống bên nào đất đá cũng lǎn xuống đường làm cản trở giao thông. Từ năm 1964 đến năm 1972, tuyến đường quốc lộ 1A đi qua địa bàn Hà Tĩnh bị đánh phá và chia cắt hoàn toàn, thời điểm đó mọi thông thương từ miền Bắc vào miền Nam phải đi qua con đường 15A. Trong đó Ngã ba Đồng Lộc là một địa điểm hiểm trở trên con đường này. Nơi đây được ví như là yết hầu, là mạch máu giao thông nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tuyền tuyến lớn miền Nam. Xác định được vị trí chiến lược của Ngã ba Đồng Lộc, từ năm 1964 đến năm 1972 không quân Mỹ liên tục đánh phá Đồng Lộc nhằm cắt đứt huyết mạch giao thông của quân dân ta hướng về chiến trường miền Nam. Nơi này đã đã được mệnh danh là “tọa độ chết”. Người ta đã thống kê rằng, mỗi mét vuông đất nơi đây đã gánh 3 quả bom tấn. Chỉ tính riêng 240 ngày đêm từ tháng 3 đến tháng 10/1968, không quân địch đã trút xuống đây 48.600 quả bom các loại, bình quân mỗi 1m2 đất nơi đây phải gánh chịu trên 3 quả bom, đất đá bị cày đi xới lại, hố bom chồng lên hố bom. Để giữ vững huyết mạch giao thông, quân dân ta cũng huy động tối đa mọi nguồn lực bảo vệ Ngã ba Đồng Lộc, lúc cao điểm ở nơi này có tới 1,6 vạn người - chủ yếu là bộ đội pháo binh và lực lượng thanh niên xung phong phá bom, mở đường. Tiểu đội 4, thuộc Đại đội 552, tổng đội thanh niên xung phong 55 Hà Tĩnh làm việc thường trực tại ngã ba Đồng Lộc. Trưa ngày 24/7/1968, Tiểu đội 4 gồm 10 cô gái trẻ, do Võ Thị Tần làm tiểu đội trưởng được lệnh san lấp hố bom ở khu vực địch vừa thả bom để nhanh chóng thông đường cho xe qua. Nhận được lệnh của đại đội, 10 cô gái TNXP đã ra ngã ba giữa ban ngày với cuốc xẻng trên vai. Ra ngã ba giữa ban ngày làm nhiệm vụ, chỉ có mấy chiếc hầm sơ sài ở chân đồi che chở, mạng sống chỉ hoàn toàn trông chờ vào sự may mắn. Đúng như dự đoán, sau mấy lần máy bay trinh sát điện tử A35 rẹt qua, buổi chiều hôm ấy 15 lần các tốp máy bay lao tới trút bom vào mục tiêu nhỏ xíu phía dưới ngã ba mù mịt vì khói bom, 3 lần tiểu đội các cô bị bom vùi, nhưng sau đó các cô lại rũ đất đứng lên tiếp tục công việc. Nhưng đến lượt bom thứ 15 ấy, lúc công việc đang dở dang, một quả bom rơi ngay trước cửa hầm của họ. Một phút trôi qua...rồi năm phút trôi qua, trên đài quan sát không thấy ai trong số mười cô rũ đất đứng dậy. Tất cả tiểu đội nữ thanh niên xung phong đã hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, chưa ai trong số họ lập gia đình. Tiểu đội 4 hôm ấy có 10 cô gái trẻ gồm: Võ Thị Tần (24 tuổi) tiểu đội trưởng, Hồ Thị Cúc (24 tuổi) tiểu đội phó, Nguyễn Thị Nhỏ (24 tuổi), Dương Thị Xuân (21 tuổi), Võ Thị Hợi (20 tuổi), Nguyễn Thị Xuân (20 tuổi), Hà Thị Xanh (19 tuổi), Trần Thị Hường (19 tuổi), Trần Thị Rạng (18 tuổi), Võ Thị Hà (17 tuổi). Các cô đã được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND và Ngã ba Đồng Lộc được công nhận là di tích lịch sử. Ngã ba Đồng Lộc cùng 10 cô gái đã trở thành huyền thoại trong lòng mỗi người, là khúc tráng ca bất tử của tuổi trẻ trong cuộc chiến tranh giải phóng, thống nhất đất nước. |
(Còn nữa)
Thanh Hoàn
Tin mới
- UBND huyện Lương Sơn đối thoại với nhân dân xóm Rụt ( xã Tân Vinh) về hoạt động của Công ty khai thác khoáng sản Hòa Bình THT - 13/06/2017 02:50
- Hội thảo đánh giá các mô hình trong hệ thống Hội phụ nữ các cấp - 09/06/2017 10:24
- Đại hội Đoàn cơ quan UBND huyện Lương Sơn nhiệm kỳ 2017 - 2019 - 09/06/2017 10:17
- Huyện Lương Sơn: Trao tặng huy hiệu đảng đợt 19/5/2017 cho 47 đảng viên - 31/05/2017 14:14
- Hành trình về thăm các địa chỉ đỏ tri ân các anh hùng liệt sĩ – Những phút giây cảm động - 29/05/2017 16:43
Các tin khác
- Đoàn đại biểu huyện Lương Sơn – Hành trình về thăm các địa chỉ đỏ tri ân các anh hùng Liệt sĩ - 23/05/2017 16:00
- Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lương Sơn tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVI - 19/05/2017 15:04
- Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại huyện Lương Sơn - 26/04/2017 15:25
- Huyện ủy Lương Sơn: Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015- 2020 - 18/04/2017 14:07
- Đại hội điểm Hội Cựu TNXP thị trấn Lương Sơn nhiệm kỳ 2017-2022 - 14/04/2017 09:38
Văn bản mới
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc