-
Lượt xem: 1232
Trong hành trình về với các địa danh lịch sử tại tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Hà Tĩnh, Đoàn đại biểu huyện Lương Sơn đến viếng Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 (tỉnh Quảng Trị). Tại đây, chúng tôi kịp ghi lại câu chuyện xúc động của những người con Lương Sơn với đồng đội, người thân đã ngã xuống trên “tuyến lửa” Trường Sơn huyền thoại.
Chồng tôi nằm lại Quảng Trị!
Bà Nguyễn Thị Mai bên phần mộ của Chồng tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn ( Quảng Trị)
Sau lễ dâng hoa, dâng hương, phút mặc niệm tại đài tưởng niệm uy nghiêm, sừng sững bên cây Bồ đề huyền thoại 40 năm tuổi tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, các đại biểu huyện Lương Sơn đã tản ra các khu mộ thuộc tỉnh Hòa Bình để thắp nén tâm nhang, tri ân những người con của quê hương Hòa Bình đã hi sinh trên “ tuyến lửa” Trường Sơn huyền thoại. Gây chú ý đặc biệt cho chúng tôi là hình ảnh người vợ tảo tần lặng lẽ bày xôi giò, bánh kẹo, chè thuốc, vàng mã và rót rượu lên một phần mộ. Trong phút giây nghẹn nghào đó, bà đã bật khóc, khiến cho mọi người trong đoàn không dấu nổi sự xúc động. Bà là Nguyễn Thị Mai 69 tuổi ở xóm Tiên Hội, xã Tân Thành, huyện Lương Sơn là vợ của Liệt sĩ Nguyễn Xuân Tài hy sinh năm 1971 tại chiến trường Quảng Trị. Bên ngôi mộ chồng,thắp nén hương, bà ngồi đăm chiêu, thì thầm trò chuyện đôi điều với người nằm dưới mộ. Vuốt ve tấm bia khắc tên chồng, ngắm nghía mấy cành hoa sen bằng vải được cắm trên mộ, bà Mai rưng rưng kể lại: “Ông bà cưới nhau đầu năm 1966, vì bố mẹ bà sinh được 5 chị em gái, hai chị đã đi làm dâu, bà là con thứ ba trong gia đình. Còn gia đình ông ở ngay xóm bên lại đông anh em trai nên bố mẹ bà xin ông về ở rể để có người con trai gánh vác việc gia đình. Về sống với nhau được gần hai năm, đến tháng 10 năm 1967 ông lên đường vào bộ đội, lúc đó bà vừa sinh con trai đầu lòng được 1 tháng tuổi. Từ ngày chia tay vợ con và gia đình lên đường làm nhiệm vụ, ông không được về phép ngày nào, mọi thông tin nhận được chỉ là những bức thư từ chiến trường ông gửi về. Ông bảo, chiến trường đang trong thời kỳ ác liệt, ông phải cùng đồng đội ngày đêm chiến đấu, đập tan mọi âm mưu đánh phá của kẻ địch. Gần 4 năm biệt biệt xa chồng, bà không ngờ là ông đã ra đi mãi mãi. Mấy năm sau đó gia đình bà nhận được giấy báo tử thông báo ông đã hy sinh tại chiến trường Quảng trị ngày 28/1/1971. Cách đây 10 năm, khi biết phần mộ của ông được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, bà cùng con trai đã đi xe khách vượt hơn 600 km để vào viếng mộ ông một lần. Đợt này, nhờ sự quan tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Lương Sơn đã đưa các gia đình chính sách tiêu biểu, thân nhân gia đình liệt sĩ về thăm các địa chỉ đỏ tại tỉnh Quảng trị, bà lại được về đây thắp hương cho ông. Dự định của gia đình bà là muốn đưa phần mộ của ông về nằm tại quê hương để tiện cho việc hương khói sau này. Biết ông nằm tại Nghĩa trang Trường Sơn, bên những đồng đội của mìnhvà được nhiều người chăm sóc, bảo vệ, gia đình bà rất yên tâm. Tuy nhiên, vì bà ngày càng tuổi cao sức yếu, việc đi lại thăm ông là rất khó khăn,bà Mai tâm sự.
Chưa một lần được gọi tên cha!
Anh Bạch Công Hưng bên mộ cha tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 ( Quảng Trị)
Cùng trong đoàn đại biểu về tri ân các anh hùng liệt sĩ hy sinh tại “tuyến lửa” Quảng Trị có anh Bạch Công Hưng ở thôn Song Huỳnh, xã Cao Thắng, huyện Lương Sơn . Anh là con trai duy nhất của Liệt sĩ Bạch Hồng Phương, hiện đang được an táng tại Nghĩa Trang Đường 9. Ngồi bên mộ người cha chưa một lần biết mặt. Bởi ngày cha hy sinh anh chưa được sinh ra. Như một sợi dây liên kết vô hình, được nhìn thấy mộ cha lòng anh trào dâng cảm xúc. Anh cho biết: “sau chuyến đi này, sang năm anh sẽ vào xin phép Ban quản lí Nghĩa trang để được đưa cha về quê cho gần con cháu, cũng là đáp ứng niềm mong mỏi của người mẹ đã tuổi cao sức yếu ở quê nhà”.
Tên anh đã hóa thành bất tử
Đoàn đại biểu huyện Lương Sơn chụp ảnh lưu niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Đường 9 ( Quảng Trị )
Trong số 15 thân nhân liệt sĩ đi cùng đoàn lần này, chỉ có 5 người được thắp hương cho phần mộ người thân tại Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn và Nghĩa trang Quốc gia đường 9 ( trong đó, Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn 4 mộ và Nghĩa trang Đường 9 một mộ) còn lại thân nhân các liệt sĩ đều không biết phần mộ của người thân hiện đang ở đâu. Dưới cái nắng khô khốc của miền cát trắng miền trung, trong hàng vạn ngôi mộ tại nghĩa trang, bà Nguyễn Thị Nhự ở thôn Quyền Chùa, xã Cao Dương miệt mài tìm trên hàng tên từng ngôi mộ, hy vọng nhìn thấy tên của Chồng mình là liệt sĩ Nguyễn Văn Toàn. Không dấu nổi nét buồn trên gương mặt già nua của mình, bà Nhự tâm sự: Sinh ra trong thời đất nước chiến tranh nên mọi việc đều diễn ra gấp gáp. Tranh thủ mấy ngày nghỉ phép, ông về cưới bà rồi lại vội vàng nhận lệnh trở về đơn vị và cứ thế ông bà biền biệt xa nhau cho đến khi bà nhận giấy báo tử của ông. Ông ra đi mà chưa kịp để lại cho bà đứa con nào. Cả đời thờ chồng, đến nay bà vẫn vò võ một mình với hy vọng sớm tìm được mộ của chồng.
Ông Bùi Đức Huy ( xã Lâm Sơn) bên mộ người thân của mình tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn
Theo ông Trần Xuân Phúc, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Lương Sơn cho biết: Toàn huyện Lương Sơn hiện có 516 liệt sĩ hy sinh trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Trong số đó, phần lớn vẫn chưa tìm thấy mộ. Đây không chỉ là nỗi day dứt của mỗi gia đình thân nhân các liệt sĩ mà còn là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta.
Việc tổ chức cho đoàn đại biểu thân nhân liệt sĩ, thương binh, bệnh binh của huyện Lương Sơn đến thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nghĩa trang liệt sĩ Đường 9 và các địa danh lịch sử khác thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Lương Sơn đối với những người đã anh dũng hy sinh vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, những năm qua, các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong huyện đã thường xuyên quan tâm, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, động viên các gia đình chính sách vơi đi phần nào nỗi đau chiến tranh, có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống./.
Thanh Hoàn
Tin mới
- Đại hội đại biểu Hội Cựu chiến binh huyện Lương Sơn lần thứ VI - 21/06/2017 08:57
- UBND huyện Lương Sơn đối thoại với nhân dân xóm Rụt ( xã Tân Vinh) về hoạt động của Công ty khai thác khoáng sản Hòa Bình THT - 13/06/2017 02:50
- Hội thảo đánh giá các mô hình trong hệ thống Hội phụ nữ các cấp - 09/06/2017 10:24
- Đại hội Đoàn cơ quan UBND huyện Lương Sơn nhiệm kỳ 2017 - 2019 - 09/06/2017 10:17
- Huyện Lương Sơn: Trao tặng huy hiệu đảng đợt 19/5/2017 cho 47 đảng viên - 31/05/2017 14:14
Các tin khác
- Đoàn đại biểu huyện Lương Sơn – Hành trình về thăm các địa chỉ đỏ tri ân các anh hùng Liệt sĩ ( tiếp theo) - 26/05/2017 06:16
- Đoàn đại biểu huyện Lương Sơn – Hành trình về thăm các địa chỉ đỏ tri ân các anh hùng Liệt sĩ - 23/05/2017 16:00
- Tổ đại biểu HĐND tỉnh ứng cử tại huyện Lương Sơn tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh khóa XVI - 19/05/2017 15:04
- Kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo tại huyện Lương Sơn - 26/04/2017 15:25
- Huyện ủy Lương Sơn: Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nhiệm kỳ 2015- 2020 - 18/04/2017 14:07
Văn bản mới
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc
Kế hoạch tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra thời kêu gọi thi đua ái quốc